Vải len được sử dụng khá nhiều vào mùa đông. Gần như mỗi người trong chúng ta đều có ít nhất một món đồ được làm từ loại chất liệu này như áo, mũ, găng tay,… và sử dụng chúng như một thói quen vào mùa đông. Vậy vải len là gì? Nguồn gốc của len có tính ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Bài viết dưới đây Đệm Hồng sẽ chia sẻ tới bạn đầy đủ các thông tin hữu ích về dòng chất liệu này, cùng đón đọc ngay nhé!
Chất liệu Vải len là gì?
Vải len có cấu tạo từ sợi tự nhiên và có nguồn gốc từ lông của một số loại động vật như cừu, dê, thỏ,… Dựa vào khả năng cách nhiệt, cách điện tốt cùng tính giữ ấm, độ bền cao nên loại vải này thường được sử dụng nhiều trong các ngành thời trang may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm. Khi công nghệ phát triển thì vải len còn được sản xuất từ một vài dạng sợi tổng hợp có giá thành thấp nên chất lượng và khả năng giữ ấm không quá cao.

Nguồn gốc ít ai biết đến của vải len
Theo một số nguồn thông tin thì vải len xuất hiện từ 4000 năm trước công nguyên tại vùng Địa Trung Hải. Sau khi con người thuần hóa được loài cừu và phát hiện ra đặc tính của bộ lông của chúng thì đã nuôi để lấy lông làm sợi. Tuy nhiên ở thời điểm này thì chất liệu len vẫn còn khá đơn giản và thô sơ.
Mãi cho tới năm 3000 đến 1000 trước công nguyên thì người Hy Lạp, Ba Lan đã phân phối số lượng lớn len qua các nước Châu Âu. Nhờ đó mà chất liệu này cũng được phát triển, cải tiến tốt hơn. Trong những năm thế kỷ X và XI, việc kinh doanh sợi len vô cùng phát triển. Từ đó dần dần len trở thành một trong những mặt hàng tiềm năng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Quy trình sản xuất vải len
Sau đây là các bước trong quy trình sản xuất vải len:
- Xử lý phần len vừa được cắt: Từ lông của các loài động vật thì thợ làm len sẽ cần làm sạch để loại bỏ đi các tạp chất dư thừa lẫn trong lông. Sau đó lông được cho vào nấu trong dung dịch chứa các chất xà phòng và kiềm để làm mềm.
- Đun sợi len: Tiến hành nấu sợi bằng nước ấm và sau đó đem sợi đi phơi khô. Đối với lụa thô có chứa 25% nhựa tơ sẽ được loại bỏ hoàn toàn bằng cách nấu ở trong dung dịch xà phòng đậm đặc để bỏ đi toàn bộ tạp chất.
- Chải sợi len: Sau khi các nguyên liệu thô được xử lý xong thì sợi sẽ được chế biến theo một trong 2 cách là: Len sợi chải thô và len sợi chải kỹ từ đó cho ra các sản phẩm vải len chất lượng tốt nhất.
Ưu điểm và nhược điểm của len
Để hiểu rõ hơn về chất liệu len là gì thì ngay sau đây hãy đón xem đánh giá những ưu nhược điểm của loại vải này. Cụ thể:
Ưu điểm của vải len
- Vải mềm, mịn, có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt. Chính vì thế mà vải len thường được sử dụng để làm các loại trang phục mùa đông.
- Không bị nhăn khi mặc cọ xát không gây đau hoặc kích ứng da.
- Len được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên nên có độ bền cực cao.
- Độ co giãn và đàn hồi tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động, có thể giặt nhiều lần mà vẫn giữ được tốt chất liệu của vải.
- Khả năng chống cháy khá tốt.
- Nhuộm màu dễ dàng mà không cần sử dụng tới quá nhiều hóa chất.
Nhược điểm chất liệu vải len là gì?
- Sợi len khá dễ bị rách nếu 1 sợi bị đứt thì các sợi khác cũng sẽ từ đó bung theo. Lúc này sản phẩm sẽ bị hỏng và không thể vá lại được như các loại vải thông thường khác.
- Mặc dù len có khả năng thấm nước cao nhưng chính vì vậy mà khi thấm nước thì trọng lượng của vải cũng sẽ bị thay đổi gây ra một vài khó khăn trong quá trình giặt, vệ sinh sản phẩm.
Phân loại và cách nhận biết các loại vải len
Hiện nay trên thị trường có 6 loại vải len được sử dụng phổ biến:
- Vải len lông cừu: Loại len này được lấy từ lông của những chú cừu mới thay lông lần đầu. Bởi thế mà chất liệu này sẽ có độ mềm mại và đàn hồi cao, khả năng giữ ấm tốt và độ bền lâu dài theo thời gian sử dụng.
- Vải len Alpaca: Chất liệu vải này được lấy từ lông của loài lạc đà Alpaca – Một họ lạc đà Nam Mỹ. Lông của chúng cũng tương tự như lông cừu nhưng lại nhẹ và mềm hơn. Len Alpaca có tác dụng giữ nhiệt tốt, mềm mại và tính bền bỉ khá cao.
- Vải len sợi cotton: Chất liệu loại vải len được làm từ sợi cotton có các ưu điểm như thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng. Có độ bền cao và khả năng cách điện, giữ nhiệt tốt.
- Vải len gân: Loại vải này có sợi dọc và độ dày tùy thuộc vào màu sắc. Thông thường bạn có thể phân biệt những màu đậm sẽ dày hơn so với những màu nhạt. Chất vải len này sẽ có độ co giãn và tính đàn hồi tốt hơn giúp sản phẩm luôn giữ được dáng sau mỗi lần giặt.
- Vải len Cashmere: Loại len có cấu tạo từ lông tơ của dê Kashmir tại vùng Himalaya. Lông dê sẽ được thu hoạch vào mỗi mùa xuân hàng năm bằng các phương pháp thủ công. Chất liệu len này có khả năng giữ ấm gấp 8 lần so với các loại len thông thường khác nên giá trị của chúng cũng vô cùng đắt đỏ.
- Len từ sợi tổng hợp: Để khắc phục những mặt hạn chế từ len ở động vật thì nhà sản xuất đã cho ra mắt loại len tổng hợp. Chúng được sử dụng nhiều vì có mức giá phù hợp, tuy nhiên chất liệu vải len này lại không giữ được ấm như các mẫu len truyền thống và tuổi thọ cũng kém hơn.
Cách nhận biết, vệ sinh và bảo quản len
Để có thể phân biệt chính xác từng loại vải len thì bạn cần sử dụng mắt thường để đánh giá phần bề mặt vải là len thường hay xù lông. Lấy tay sờ vào sẽ thấy chất vải hơi cứng và dày, vò mạnh bằng tay sẽ thấy bề mặt vải không bị nhăn.
Thêm vào đó bạn cũng có thể sử dụng nhiệt là dùng lửa để đốt. Len rất khó bắt cháy và khi đốt sẽ phát ra một mùi khét, tro đen, dễ bóp vụn. Ngọn lửa cháy sẽ phát ra yếu và tắt hẳn đi nhờ đặc tích cách nhiệt có trong len.
Vệ sinh bảo quản
Có một lưu ý là hãy giặt bằng xà phòng trung tính để giữ được chất vải len luôn mềm, mịn. Tốt nhất nên giặt bằng tay để chủ động được độ tác động vừa phải. Không nên giặt quá mạnh hoặc giặt máy sẽ làm ảnh hưởng đến chất liệu vải. Sau khi giặt sạch vắt qua và phơi nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời, sẽ giúp sản phẩm bền lâu hơn.
Khi không sử dụng chúng ta nên gấp gọn và để trong tủ ngăn lắp. Hoặc đặt cất chỗ cao nơi khô ráo. Nếu có túi đựng bảo quản chúng ta nên sử dụng sẽ giúp sản phẩm không bị ẩm mốc. Khi đến mùa sử dụng vẫn thơm tho.
Ứng dụng của lên vào đời sống
Trong thời trang

Chất liệu vải len thường được sử dụng chủ yếu trong mảng thời trang, vải len dày ấm, mềm mịn có công năng lưu giữ nhiệt phù hợp cho mỗi khi mùa đông đến. Cho đến nay chất liệu này đã được ứng dụng trong thời trang may mặc rộng rãi trên toàn khắp thế giới.

Những chiếc khăn choàng cổ đẳng cấp được nhiều hãng thời trang sử dụng nguyên liệu này. Không chỉ giữ ấm vào mùa đông giá lạnh. mà còn là phụ kiện thời trang không thể thiếu của những người sành điệu khi đi dạo phố và công việc.

Mũ thời trang cũng được sử dụng nguyên liệu này để sản xuất. Với nhiều hãng thời trang nổi tiếng có thể mỗi năm tạo ra nhiều kiểu dáng cho dòng sản phẩm này. Đặc biệt các quý bà luôn muốn sự mới mẻ và thay đổi theo sở thích. Chính vì thế các loại mũ len liên tục được cải tiến từ mẫu mã đến chất lượng sản phẩm.
Trong nội thất phòng ngủ

Những tấm chăn làm từ nguyên liệu này cực kì siêu ấm. Chính vì vậy ở những vùng có khí lạnh quanh năm như Châu Âu hay sử dụng sản phẩm này. Ngoài vẻ tao nhã và thời trang tô điểm cho căn phòng ngủ. Nó còn là người bạn sưởi ấm mỗi khi mùa đông giá lạnh kéo đến.

Những tấm thảm len trang trí có thể trải lên giường, hoặc đê trên thành ghế sofa. Khi chúng ta ở trong phòng ở vị trí nghỉ ngơi nào có thể khóa nhẹ nó lên người. Giúp giữ ấm và nhìn thời trang hơn, tô điểm thêm nội thất phòng ngủ thêm sinh động.
Tham khảo thêm các chất liệu khác
Ngoài chất liệu vải này được giới thiệu bên trên, Đệm Hồng giới thiệu thêm nhiều nguyên liệu khác. Đây đều là những nguyên liệu chủ đạo sản xuất chăn ga gối nệm cao cấp, trong dệt may, đồ gia đình … Được chúng tôi tổng hợp lại kỹ lương sau đây:
Kết luận
Trên đây là những thông tin trả lời cho các câu hỏi của bạn xoay quanh vấn đề vải len mong là sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu về vải len hãy liên hệ nơi cung cấp Đệm Hồng. Chúng tôi cung cấp nhiều sản phẩm được làm từ nguyên liệu này như: Chăn len; thảm, đệm trải giường …
Pingback: Vải thô là gì? ứng dụng của vải thô trong dệt may – ĐỆM HỒNG
Pingback: Vải thun là gì? Đặc tính, ứng dụng của vải thun – ĐỆM HỒNG
Pingback: Vải Satin là gì? Ứng dụng sản xuất chăn ga gối – ĐỆM HỒNG
Pingback: Vải Acrylic là gì? Đặc tính và ứng dụng - ĐỆM HỒNG
Pingback: Vải Spandex là gì? Ứng dụng sản xuất chăn ga gối - ĐỆM HỒNG